Sáng sớm, gà trống gáy vang, tất cả người trong nông trang ở ngoại ô kinh thành đều tỉnh lại. Người nên xuống ruộng làm việc thì xuống ruộng, ai nên nấu cơm thì nấu cơm.
Lưu bà tử đến chuồng gà nhặt trứng gà, lại đi cho gà vịt ngỗng nuôi trong nhà ăn, đến nhà rau phía sau nhà tưới nước, cắt rau hẹ tươi, hái dưa leo, thu dọn xong bà lại trở về phòng bếp làm điểm tâm. Rồi bà ăn trước, không đợi bạn già và nhi tử, xong bà dặn dò nữ nhi đi cắt cỏ heo mấy câu rồi đeo giỏ trúc lên lưng đi ra ngoài.
Đường từ điền trang đến ngoại ô kinh thành không dễ đi, gập ghềnh không bằng phẳng, đi nhiều cũng thành quen. Lưu bà tử sải bước không dài nhưng đi rất nhanh, qua thời gian hai nén hương đã đến ngoại ô kinh thành, bà vẫn đến nhà đồ tể mua thịt trước, mua thịt ba chỉ, mua xong bà lại đi ngang qua hàng rong, nhìn thấy có cá diếc cũng nhịn không được mà mua một con.
Rau xanh có rau hẹ nhà mình mang theo, nghĩ đến chưa chắc Uyển tỷ nhi đã thích ăn, bà lại đến tiệm bán thức ăn mua nửa cân rau cải, lại đi về phía hiệu cầm đồ Đường gia.
Lưu bà tử đi tới, không nhịn được mà thở dài.
Bà làm việc ở Đường gia bảy năm, ít nhiều cũng có cảm tình. Phu nhân lại sớm bệnh nặng qua đời, Nguyệt tỷ nhi chăm sóc Uyển tỷ nhi lớn lên, đối xử với mọi người hiền hoà, sắp đến tuổi lập gia đình thì nhà lại xảy ra chuyện. Tiền không có thì cũng đành thôi, nhưng hết lần này tới lần khác lão gia lại sinh lòng uất ức, rời đi sớm để lại ba đứa con này bơ vơ.
Bà lại nghĩ tới việc nhà mình, hàng năm đều phải làm việc, giao nộp thuế ruộng hàng năm cũng không tích lũy được bao nhiêu tiền. Nhi tử muốn cưới thê, nữ nhi cần gả chồng, cái gì cũng cần tiền. Trước kia bà làm việc ở Đường gia, từ lúc ban đầu mười quan tiền tăng lên mười ba quan, mười lăm quan, mười tám quan, còn có thể cùng nhau ăn cơm, tiền kiếm được thì gom góp được hết, đi đâu tìm được công việc tốt như vậy đây.
Đáng tiếc...
Lưu bà tử đi đến trước cửa hiệu cầm đồ gõ nhẹ ba cái, bên trong nghe thấy tiếng gõ cửa, két một tiếng mở cửa ra. Bà kinh ngạc: "Nguyệt tỷ nhi, con đã khỏe lại chưa?"
Đường Nguyệt: "Đa tạ Lưu a bà quan tâm, thân thể con khá hơn nhiều rồi. Người mau vào ngồi đi ạ, vất vả rồi."
"Ai u, không vất vả, không vất vả." Lưu bà bà đáp. Đây cũng là nguyên nhân bà thích làm việc ở Đường gia, chủ nhà hiền lành không kiêu ngạo, người giúp việc như bà có thể gọi tiểu thư một tiếng Nguyệt tỷ nhi, còn thỉnh thoảng có được câu "vất vả rồi".
Bà báo giá những món này, "Ta mang những thứ này vào để vào phòng bếp rồi về, trong nhà còn chút việc bận rộn, Nguyệt tỷ nhi không cần khách sáo."
Lưu bà tử quen đường quen nẻo đi vào phòng bếp, Đường Nguyệt khép cửa lại, bước nhanh vài bước đuổi theo bà, nhìn bà đặt những món ăn kia xuống: "Lưu bà bà, con có vài lời muốn nói."
"Chúng ta định mở tiệm cầm đồ lại lần nữa, muốn mời người trở về tiếp tục nấu cơm. Người làm đồ ăn ngon, đến bây giờ Minh Tùng và tiểu Uyển vẫn còn nhớ mong. Nếu sống thoải mái hơn trước một chút thì ba bữa cơm chỉ có ba người chúng ta cùng một hộ viện ăn. Người thấy thế nào?"
Lưu bà tử như bị cái bánh lớn đập trúng, sửng sốt một lúc, giây tiếp theo vội vàng đồng ý ngay, sợ chậm một bước là bánh bay mất: "Được được, ta rất vui lòng."
"Cũng may các con hài lòng với chút trù nghệ này của ta, ta chắc chắn sẽ làm tốt ba bữa cơm này cho các con, nuôi các con đến trắng trẻo mập mạp."
Nghĩ đến giờ Đường gia đang thiếu tiền, bà chủ động nói, "Tiền công tháng này Nguyệt tỷ nhi cứ hạ xuống một chút, như thế con cũng nhẹ gánh hơn, mà ta nhận cũng yên lòng."
Chỉ cần việc này có thể làm lâu một chút, dù cho mỗi tháng kiếm được ít một chút, rất nhanh bà cũng có thể tích lũy đủ tiền để cho nhi tử lấy vợ và nữ nhi gả chồng.
Đường Nguyệt hiểu: "Lưu bà tử đồng ý tới đây hỗ trợ, chúng con vẫn chiếu theo mười tám quan tiền tháng trước đây cho người. Cái khác người không cần lo lắng."
Từ trước đến nay Nguyệt tỷ nhi luôn là người có chính kiến, Lưu bà tử cũng đồng ý: "Cũng được, vậy thì đa tạ Nguyệt tỷ nhi. Các con ăn sáng chưa? Ta làm cho các con nhé."
Đường Nguyệt cũng không hỏi vừa rồi Lưu bà tử nói có việc phải về nhà: "Ăn rồi ạ, bát còn là do Tiểu Uyển rửa."
"Có ta ở đây, các con cũng không cần để ý chuyện cơm nước, cứ đi làm chuyện của mình đi." Lưu a bà tinh thần phấn chấn, hỏi ý: "Trưa nay ta làm món trứng xào hẹ, cải hoa xào thịt lát, hiếm khi mua được cá diếc, để ta nấu cho các con một bát canh cá nhé?” ( truyện trên app t.y.t )
Đường Nguyệt: "Vậy là được ạ, còn chuyện bên nhà..."
Lưu bà tử: "Con yên tâm, lát nữa ta đi ra ngoài dặn dò Trương đại nương bán đồ ăn nói một tiếng là được."
Mời lại cố nhân điều lợi là mọi chuyện đều diễn ra nhanh gọn không cần dạy, thấy bà sắp xếp xong, Đường Nguyệt cũng vui vẻ đi làm chuyện khác.
Tối hôm qua nàng phải tìm một cơ hội lấy đồng bạc do tiệm bạc làm ra, dặn dò Ức Uyển một tiếng rồi Đường Nguyệt đi tiền trang một chuyến.
Biết tiền tích cóp mấy năm của mẫu thân đặt trong tiền trang, Đường Minh Tùng cầm phiếu gửi bảo Đường Nguyệt cần thì lấy ra. Cậu vốn cũng muốn đi theo, đại tỷ lại bảo cậu hỗ trợ dọn dẹp hiệu cầm đồ, thiếu cái gì thì cầm tiền đi mua, cần phải dọn sạch hiệu cầm đồ.
Đường Nguyệt ra cửa, đi vào kinh thành.
Bình thường dân chúng nào có nhiều tiền để ở tiền trang, đó đều là chuyện của phú thương quan gia mới làm, kinh thành chỉ có hai cửa hiệu tiền trang đều ở thành nam. Cái cách gần nhất là Tứ Hải tiền trang, có chỗ dựa là hoàng gia, có bảo đảm, tiền của Đường gia được giữ ở đây.
Đường Nguyệt đến quầy hàng, mở cái bọc ra, lấy số bạc vừa dung hợp tối qua đưa cho đối phương: "Đổi ngân phiếu một trăm lượng và năm lượng tiền đồng."
Tiểu nhị đảo qua một đống đồng bạc, nhìn thấy màu bạc trong trẻo này thì mắt lộ vẻ kinh ngạc, tiện tay cầm lấy một đồng đưa lên miệng cắn, hí ~
"Chờ một chút, ta đổi ngay cho ngươi."
Ngân phiếu một trăm lượng có in chữ Tứ Hải tiền trang, cùng với nửa bọc năm lượng đồng khá nặng, Đường Nguyệt lại dùng ngân phiếu mà Đường Minh Tùng gửi để lấy năm mươi lượng, tránh cho tiểu tử này lo lắng, sợ cửa hàng không đủ tiền.
Nàng xoay người đi ra khỏi tiền trang, một trăm quan tiền đồng va chạm phát ra âm thanh không thể khinh thường, sợ bị người ta để ý, nàng cố bước đi thong dong chậm rãi, đi về như bình thường.
Nàng đổi ngân phiếu và tiền đồng là có lý do rõ ràng. Khách đến tiệm cầm đồ phần lớn là dân điền trang quanh vùng, những món họ mang tới không đáng giá quá cao, nên dùng tiền đồng lẻ để giao dịch thì tiện hơn. Còn nếu gặp vụ làm ăn lớn, số tiền lên đến hàng trăm lượng mà đưa toàn tiền đồng thì bất tiện, đổi sang ngân phiếu lại vừa vặn và dễ xử lý.
Giờ hãy còn sớm, Đường Nguyệt dứt khoát ra ngoài xem xét. Nghe người qua đường bảo gần đây giá thịt có thay đổi, nàng tiện thể quan sát xem các tiệm đang bán những gì, nhìn người bán ra giá, người mua mặc cả ra sao. Sau này, nàng cũng phải biết cách mặc cả, ép giá với khách cho hợp lý.
Đi ngang qua tiệm thợ mộc, Đường Nguyệt thuận tiện hỏi giá làm bảng hiệu rồi dặn người ta làm lại một tấm mới: "Khắc bốn chữ ‘Cầm đồ Như Ý’, ta sẽ viết mẫu cho ngươi khắc theo. Trước ngày mai có thể đem đến gắn được không? Ở ngay hẻm Thanh Phong, ngoài thành."
Thợ mộc gật đầu đáp: "Bảng gỗ có sẵn rồi, cô nương viết xong chữ, đến chạng vạng tối là có thể đem tới lắp đặt."
Đường Nguyệt liền bước vào viết chữ, bốn chữ “Cầm đồ Như Ý” thể hiện ý nghĩa mọi việc thuận lợi như ý muốn, không chỉ là mong mỏi cuộc sống sau này an ổn yên vui, mà còn bao hàm mong muốn của khách hàng rằng giá cả khi cầm đồ cũng hợp tình hợp lý, khiến người ta hài lòng.
Trước khi ra khỏi cửa, nàng đã thương lượng trước với Đường Minh Tùng về việc đổi tên tiệm cầm đồ. Đường Minh Tùng nghe xong chỉ nói: “Đại tỷ quyết là được rồi, bây giờ tiệm cầm đồ do tỷ mở, đương nhiên tỷ có quyền định đoạt. Mà tên ‘Cầm đồ Như Ý’ nghe cũng hay nữa.”
Tiểu Đường Nguyệt luyện chữ từ nhỏ, sau khi xuyên tới đây, mỗi ngày Đường Nguyệt lại dành thời gian ở trong phòng luyện chữ, cuối cùng cũng quen với nét bút lông mềm mại, khống chế độ mạnh yếu, chữ viết ra giống như chữ của Tiểu Đường Nguyệt.
Bốn chữ "Cầm đồ Như Ý" này được vung lên, nước chảy mây trôi, thanh toán tiền tấm biển xong Đường Nguyệt mới về nhà.
Giữa trưa uống canh cá nóng hầm nhừ, rau hẹ xào trứng gà, rau hoa xào thịt mỡ chân vịt lại ngon, Đường Nguyệt ăn thỏa mãn, cảm thấy mời Lưu bà tử về nấu cơm là sự lựa chọn chính xác.
Đường Minh Tùng và Đường Ức Uyển cũng ăn nhiều hơn bình thường, khen Lưu bà tử mấy câu.
Lưu bà tử vừa ăn cơm, vừa nghe chủ nhà khen, bà đắc ý. Ai mà không muốn được người khác coi trọng chứ, huống hồ bữa trưa này ngon như vậy, thường ngày ở nhà làm gì có bữa cơm nào đầy đủ vừa có cả cơm trắng và thịt rau như vậy.
Sau khi ăn xong, Lưu bà tử đi rửa chén, làm xong việc thì về nhà, đợi tối lại qua làm cơm chiều.
Sau khi nghỉ trưa, Đường Nguyệt đến tiền viện kiểm tra tình hình của tiệm cầm đồ. Khói bụi trên quầy và bàn gỗ nguyên thủy đều được lau sạch sẽ, một số công cụ được bày biện không đều, nàng nói một tiếng Đường Minh Tùng đã điều chỉnh xong, Đường Ức Uyển đi theo bên cạnh nàng giúp lấy đồ.
Quầy của tiệm cầm đồ rất cao, đứng bên ngoài chỉ vừa tầm mắt có thể thấy được tình hình trên mặt quầy. Trên mặt quầy còn nối liền với thanh sắt cố định lên phía trên, giống như tấm lưới bảo hộ ở hiện đại.
Đường Nguyệt đi đến bên trong quầy, dùng chìa khóa mở cánh cửa nhỏ bước vào. Đứng ở sau quầy, nàng liền cảm nhận được tầm nhìn rộng rãi, đây chính là một trong những thiết kế đặc thù của tiệm cầm đồ, từ trên nhìn xuống, tạo áp lực tâm lý cho khách đến cầm cố, đồng thời tăng thêm khí thế khi mặc cả.
Người đến cầm đồ vốn đang trong cảnh túng quẫn, phải ngẩng đầu nhìn người làm chưởng quỹ nâng món đồ lên đánh giá, trong lòng dễ tự thấy mình thấp kém hơn, vì thế không dám đưa ra giá cao. Thêm nữa, thiết kế này cũng là để bảo vệ người làm chưởng quỹ, tránh để khách dễ dàng nhìn rõ tình hình trên quầy.
Đường Nguyệt đưa tay lần trong ngăn bí mật dưới quầy, rút ra một loạt dao ngắn, chủy thủ, lưỡi sắc, đều là để đề phòng khi khách có tâm địa xấu thì còn có thể bảo vệ bản thân. Nàng lấy cả đống đem ra sau, đặt ở chỗ để đá mài, mài thêm vài lượt, lưỡi dao bén đến chói mắt.
Nhà bếp phía sau bay ra mùi thơm, lúc chạng vạng tối, học đồ của tiệm thợ mộc chuyển bảng hiệu tới, mượn thang leo lên thay.
Tấm bảng hiệu gỗ đơn sơ mộc mạc lại vừa khéo hài hòa với cửa tiệm cầm đồ, bốn chữ "Cầm đồ Như Ý" khiến người ta nhìn vào liền thấy ưa mắt, nghe cũng thuận tai. Đường Minh Tùng ngẩng đầu nhìn, tựa như đã thấy trước được những ngày làm ăn phát đạt sắp tới của hiệu cầm đồ, khẽ gật đầu: "Tấm biển này không tệ."
Đường Ức Uyển nghĩ đến những chữ xiêu xiêu vẹo vẹo của mình mà cảm thán: "Chữ đại tỷ viết thật đẹp!"
Đường Nguyệt nhéo nhéo gương mặt mượt mà của cô bé: "Cho nên muội phải chăm chỉ luyện chữ vào."