Nhận thức của Diệp Mãn Chi về chuyện cầu hôn gần như đều đến từ các tác phẩm văn học.
Khi chị cả mới vào làm ở đoàn kịch nói từng rủ cô đi xem một vở kịch của Sê-khốp – Cầu hôn. Thế nhưng vì trong lời thoại của diễn viên có quá nhiều từ ngọt ngào như “em yêu”, “người yêu quý của anh”, “bảo bối của anh” v.v… khiến cô lúc ấy còn non nớt chỉ biết đỏ mặt xấu hổ, chẳng tập trung được vào nội dung vở kịch.
Về sau cô cùng cô bạn thanh mai trúc mã đọc tiểu thuyết Xô Viết Thép đã tôi thế đấy. Trong khi người khác đều ca ngợi tinh thần dũng cảm và ý chí kiên cường như thép của Pavel thì hai người họ lại mải mê bàn tán về đoạn Pavel cầu hôn và kết hôn với Daya.
Rồi sau đó cô đọc được một bài bình luận trên Nhân dân Nhật báo mang tên Người kiểu bướm, mượn nội dung trong truyện cổ tích Andersen Chú bướm để châm biếm những người lả lơi như bướm hoa. Nhưng lúc đó cô chẳng để ý gì đến quan điểm phê phán của tác giả, chỉ xuýt xoa rằng ngay cả bướm cũng có thể lãng mạn đến vậy, còn biết cầu hôn hoa đậu biếc!
Diệp Mãn Chi cũng từng âm thầm tưởng tượng cảnh mình được cầu hôn nhưng cô không hy vọng nhiều vào điều đó.
Giới trẻ bấy giờ không mấy ai coi trọng việc cầu hôn. Hai bên chỉ cần gặp mặt gia đình là coi như đã định chuyện hôn sự.
Ngô Tranh Vinh lớn hơn cô mấy tuổi lại là người mặc quân phục là không hôn môi, cô nghĩ rằng mối quan hệ của họ sẽ phát triển như bao cặp đôi khác – thuận theo tự nhiên mà chọn một ngày lành tháng tốt đi đăng ký kết hôn.

........(Còn tiếp ...)

Vui lòng đọc tiếp đầy đủ trên ứng dụng truyện TYT (iOS, Android).
Trải nghiệm nghe truyện audio, tải truyện đọc offline, đặc biệt hoàn toàn miễn phí.

Trải nghiệm đọc truyện tuyệt vời trên ứng dụng TYT

Download on the App Store Tải nội dung trên Google Play