1 quần thể sinh vật
Quần thể sinh vật là tập hợp các cá thể cùng loài, cùng sinh sống trong khoảng không gian xác định vào một thời gian nhất định, có khả năng sinh sản và tạo thành những thế hệ mới.
Quần thể sinh vật là một tổ chức sống mang những đặc trưng mà ở cấp độ cá thể không có
Quần thể có cấu trúc ổn định về số lượng và mật độ, thành phần lứa tuổi, tỉ lệ giới tính và sự phân bố trong không gian
Các cá thể tác động qua lại với nhau thông qua mối quan hệ hỗ trợ
Giữa quần thể sinh vật và môi trường luôn có sự trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng
Các hoạt động sống và số lượng cá thể được điều chỉnh tương ứng với sự thay đổi của điều kiện môi trường
2 quan hệ giữa các cá thể trong quần thể sinh vật
a quan hệ hỗ trợ
Quan hệ hỗ trợ là các cá thể của quần thể có mối quan hệ hỗ trợ nhau trong các hoạt động sống như tìm kiếm nguồn sống chống lại điều kiện bất lợi của môi trường, chống lại kẻ thù
Ở thực vật các cây sống theo nhóm chịu đựng gió bão và hạn chế sự thoát hơi nước và dinh dưỡng truyền từ cây này đến cây khác
Ở động vật tạo điều kiện thuận lợi cho các cá thể tìm kiếm thức ăn chống lại kẻ thù giao phối
Ý nghĩa đảm bảo cho quần thể tồn tại một cách ổn định khai thác được nguồn sống tốt hơn chống lại với mọi điều kiện mỗi trường bất lợi từ đó tăng khả năng sống sót và sinh sản của các cá thể
b quan hệ cạnh tranh
Các cá thể trong quần thể cạnh tranh nhau giành nguồn sống ( nước, thức ăn ánh sáng đâu) và bạn tình
Nguyên nhân xảy ra khi số lượng cá thể quá cao nguồn sống của môi trường không đủ cung cấp cho mỗi cá thể
Ý nghĩa làm cho số lượng và sự phân bố của các cá thể trong quần thể được duy trì ở mức phù hợp đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển
3 các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật
a kích thước quần thể
Kích thước quần thể là tổng số các cá thể phân bố trong khoảng không gian mà quần thể sinh sống
Kích thước dao động từ tối thiểu đến tối đa
Kích thước tối thiểu là số lượng cá thể ít nhất mà quần thể cần phải có để duy trì sự phát triển
Kích thước tối đa là giới hạn lớn nhất về số lượng cá thể mà quần thể đạt được phù hợp với khả năng cung cấp nguồn sống trong môi trường
Ứng dụng. Đối với công tác bảo tồn xác định kích thước tối thiểu trong quần thể quý hiếm giúp đề ra các biện pháp bảo tồn kịp thời tránh hiện tượng tuyệt chủng
Ứng dụng trong trồng trọt và chăn nuôi việc xác định kích thước tối đa trong quần thể sẽ giúp kiểm soát số lượng cá thể phù hợp với điều kiện môi trường
b tỉ lệ giới tính
Tỷ lệ giới tính là tỉ lệ giữa số lượng cá thể được và số lượng cá thể cái
Là đặc trưng quan trọng đảm bảo hiệu quả sinh sản của quần thể
Song tự nhiên tỷ lệ đực cái tương đương 11 trong quần thể sống tỉ lệ này có thể thay đổi theo loài thời điểm và điều kiện sống
Trong chăn nuôi có thể ứng dụng tỉ lệ giới tính nhằm tăng hiệu quả kinh tế của các đàn
c nhóm tuổi
Các cá thể trong quần thể được phân chia thành nhóm tuổi theo thời gian sống
Tuổi có thể được tính theo giờ ngày tháng năm
Dựa vào giai đoạn phát triển quần thể sinh vật gồm 3 nhóm tuổi nhóm tuổi trước sinh sản, nhóm tuổi sinh sản, nhóm tuổi sau sinh sản
Khi xếp ba nhóm tuổi kế tiếp nhau (từ non đến già) ta được tháp tuổi
Có 3 dạng tháp tháp dạng phát triển tháp dạng ổn định tháp dạng giảm sút
Từ thấp tuổi cho thấy xu thế phát triển của quần thể từ đó có kế hoạch bảo vệ và khai thác tài nguyên sinh vật hiệu quả
d kiểu phân bố
Sự phân bố các cá thể phụ thuộc điều kiện môi, mật độ hỗ trợ, cạnh tranh
Có 3 kiểu phân bố
Phân bố đồng đều phân bố theo một cách đều nhau thường ít gặp trong tự nhiên và xuất hiện trong môi trường có điều kiện đồng nhất giữa các cá thể có sự cạnh tranh gay gắt về không gian sống
Phân bố theo nhóm các cá thể tập trung theo từng nhóm ở nơi có điều kiện sống tốt nhất .kiểu này khá phổ biến trong tự nhiên.
Phân bố ngẫu nhiên các cá thể phân bố ngẫu nhiên trong khu vực sống khoảng cách giữa các cá thể không ổn định kiểu phân bố này thường xuất hiện trong môi trường sống đồng nhất các cá thể không có tính lãnh thổ cũng không sống tụ họp
Trong trồng trọt con người thường sắp xếp cây trồng theo kiểu phân bố đồng đều nhằm tận dụng nguồn sống và giảm cạnh tranh
e mật độ cá thể
Mật độ cá thể là số lượng cá thể trên một đơn vị diện tích hay thể tích mà quần thể sống
Mật độ cá thể liên quan đến mức độ sử dụng nguồn sống sự ô nhiễm môi trường số lần gặp nhau giữa con đực và cái trong mùa sinh sản
Mật độ thay đổi theo sự biến đổi của điều kiện môi trường theo mùa năm
Trong trồng trọt và chăn nuôi việc xác định mật độ cá thể phù hợp giúp tiết kiệm chi phí và tăng hiệu quả sản xuất
4 tăng trường của quần thể sinh vật
a yếu tố ảnh hưởng đến sự tăng trưởng
Kích thước của quần thể phụ thuộc vào các yếu tố cơ bản mức sinh sản mức tử vong mức nhập cư và mức xuất cư
Mức sinh sản là số lượng cá thể với của quần thể được sinh ra trong khoảng thời gian nhất định phụ thuộc vào tiềm năng sinh học của quần thể sinh vật ( lứa để ,số lượng trứng con non ,tuổi dậy thì) và điều kiện môi trường
Quốc tử vong là số lượng cá thể chết đi của quần thể trong khoảng thời gian nhất định phụ thuộc vào tiềm năng sinh học và điều kiện môi trường
Mức nhập cư là số lượng cá thể của quần thể tăng lên do một số cá thể của quần thể khác chuyển đến sống
Mức xuất cư là số lượng cá thể của quần thể giảm đi do một số cá thể rồi bỏ quần thể để chuyển đến nơi ở mới hoặc sang sống ở quần thể khác. Mức nhập cư và mức xuất cư phụ thuộc vào điều kiện môi trường.
b kiểu tăng trưởng
Tăng trưởng theo tiềm năng sinh học
Điều kiện môi trường sống lý tưởng và thỏa mãn nhu cầu các cá thể trong quần thể (không giới hạn)
Mật độ tăng trưởng không giới hạn và theo đúng tiềm năng
Dạng đường cong tăng trưởng hình chữ j
Tăng trưởng trong môi trường sống bị giới hạn
Điều kiện môi trường sống bị giới hạn bởi các nhân tố sinh thái
Mật độ tăng trưởng đạt đến một mức nhất định
Dạng đường cong tăng trưởng hình chữ s
c đặc điểm tăng trưởng của quần thể người
Liên tục tăng trưởng và đạt đến mức cao trong vòng 100 năm
Do có nhiều thành tựu về phát triển kinh tế xã hội y học làm chất lượng cuộc sống ngày càng được cải thiện mức độ tử vong giảm tuổi thọ được tăng cao
Cấu trúc Dân số ngày càng ổn định
5 biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật
Biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật là sự tăng hay giảm số lượng cá thể của quần thể trong một đơn vị thời gian
a các dạng biến động số lượng cá thể gồm biến động theo chu kỳ và biến động không theo chu kỳ
Biến động theo chu kỳ là số lượng cá thể tăng hoặc giảm do các yếu tố môi trường có tính chu kỳ
Biến động không theo chu kỳ là số lượng cá thể tăng hoặc giảm đột ngột do các tác động ngẫu nhiên của môi trường hay do hoạt động của con người
b cơ chế điều hòa mật độ của quần thể
Điều hòa mật độ của quần thể là sự tăng hoặc giảm số lượng cá thể của quần thể phù hợp với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường
Cơ chế điều hòa dựa trên mối quan hệ mức sinh sản mức tử vong và mức nhập cư mức di cư
Mục đích để số lượng cá thể ổn định và phù hợp với khả năng cung cấp của môi trường
Quần thể điều hòa mật độ bằng cách
Khi điều kiện sống thuận lợi nguồn thức ăn dồi dào ít kẻ thù quần thể điều chỉnh bằng cách mức sinh sản tăng mức tử thấp nhập cư có thể tăng kết quả số lượng cá thể tăng
Khi số lượng cá thể quần thể tăng quá cao gây thiếu hụt thức ăn và nơi ở dẫn đến cạnh tranh gay gắt lắm tử tăng mức sinh giảm mức xuất cư tăng kết quả số lượng cá thể giảm