1 Môi trường sống của sinh vật
Môi trường sống của sinh vật là tất cả các nhân tố bao quanh sinh vật có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến sự tồn tại, sinh trường, phát triển và các hoạt động của sinh vật.
Môi trường sống của sinh vật được chia làm bốn loại môi trường nước, môi trường đất, môi trường trên cạn và môi trường sinh vật.
2 Các nhân tố sinh thái
a Khái niệm
Các nhân tố sinh thái là các yếu tố của môi trường có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến đời sống của sinh vật.
Các nhân tố sinh thái được chia làm hai loại nhân tố vô sinh và nhân tố hữu sinh.
Nhân tố vô sinh (nhân tố không sống )cùng các yếu tố vật lý hóa học thổi ngưỡng của môi trường. Ví dụ: nhiệt độ, ánh sáng, nước, pH, áp suất.
Nhân tố hữu sinh gồm các yếu tố sinh học của môi trường, tác động đến sinh vật thông qua các mối quan hệ như hỗ trợ hoặc đối kháng.
b quy luật tác động của các nhân tố sinh thái
Giới hạn sinh thái là các khoảng giá trị xác định của một nhân tố sinh thái mà sinh vật có thể tồn tại và phát triển.
Giới hạn sinh thái có thể thay đổi tùy thuộc vào độ tuổi, thể trạng cơ thể ,chế độ dinh dưỡng.
Đặc điểm
Giới hạn sinh thái được chia làm hai khoảng: khoảng thuận lợi và khoảng trống chịu.
Có điểm gây chết như điểm gây chết trên (giới hạn trên) và điểm gây chết dưới (giới hạn dưới).
Môi trường gồm nhiều nhân tố sinh thái gắn bó chặt chẽ với nhau thành một tổ hợp sinh thái và cùng tác động lên sinh vật.
Để sinh vật có thể tồn tại và phát triển thì tất cả các nhân tố sinh thái phải nằm trong giới hạn sinh thái của sinh vật đó.
Các nhân tố sinh thái tác động không đồng đều lên đời sống sinh vật do mỗi giai đoạn phát triển và mỗi bộ phận chức năng của cơ thể sống cần có những điều kiện khác nhau.
c sự tác động qua lại giữa môi trường và sinh vật.
c.1 sự tác động của ánh sáng đến sinh vật
Dựa vào sự thích nghi với điều kiện ánh sáng thực vật chia làm hai nhóm cây ưa bóng và cây ưa sáng.
Dựa vào sự thích nghi với điều kiện ánh sáng động vật chia làm hai nhóm động vật ưa hoạt động ban ngày động vật có hoạt động ban đêm.
c.2 sự tác động của nhiệt độ đến sinh vật
Nhiệt độ thay đổi theo mùa vì vậy ảnh hưởng đến sự phát triển và sự phân bổ của các loài sinh vật từ đó hình thành nhịp sinh trưởng theo mùa
c.3 ảnh hưởng của sinh vật đến môi trường
Sự phát triển của sinh vật cũng ảnh hưởng rất lớn đến môi trường sinh thái
Các hoạt động của sinh vật có thể làm thay đổi các yếu tố môi trường như nhiệt độ, độ ẩm, hàm lượng các chất trong đất,..
3 nhịp sinh học
Nhịp sinh học là những phản ứng nhịp nhàng của cơ thể sinh vật với những thay đổi có tính chu kỳ của các nhân tố sinh thái.