Trước đây, tất cả số liệu liên quan đến máy tính siêu dẫn mà Trần Mặc có được đều chỉ là lý thuyết, hiện giờ nó đã được chính thức hoàn thiện, chờ đến khi vận hành chạy thử thì mới có thể lấy được số liệu thực tế.
Có một lực hấp dẫn rất nhỏ giữa các electron, và khi năng lượng của các electron thấp hơn năng lượng Fermi thì các electron sẽ kết hợp với nhau, đây chính là hiệu ứng đường hầm. Trong trường hợp này, khi sử dụng một lớp cách điện dày 0,2nm để tách hai chất siêu dẫn rồi kết hợp chúng lại với nhau, sẽ tạo ra hiện tượng dẫn điện ngay cả khi hiệu điện thế bằng không.
Trong cuốn sách công nghệ [Siêu máy tính] của Thư Viện Khoa Học Kỹ thuật cũng đã giới thiệu qua hiện tượng này. Trên thực tế, nó được gọi là hiệu ứng Josephson.
Về lý thuyết, hiệu ứng đường hầm chỉ mất khoảng một phần tỷ giây cho để chuyển đổi mạch, và mức tiêu thụ điện năng thì chỉ bằng một phần trăm so với mạch tích hợp. Hiện tại, mạch linh kiện của một chiếc máy tính cần phải làm việc ở nhiệt độ thấp, bởi vì các electron có năng lượng cao, cho nên hiện tượng này chỉ xảy ra ở trạng thái siêu dẫn.
Hiện tại, vật liệu siêu dẫn ở nhiệt độ phòng đã xuất hiện. Thì theo như Trần Mặc tính toán, chiếc máy tính này có thể tăng tốc độ tính toán lên cả trăm lần, mà năng lượng tiêu thụ cũng sẽ cực thấp.
Nhưng dù sao thì vẫn phải nhìn tình tình thực tế.
"Tốc độ tính toán cao nhất là 7,324 tỷ lần mỗi giây, tốc độ tính toán liên tục là 5,248 tỷ lần mỗi giây và tỷ lệ hiệu suất trên công suất là 1,325,7 tỷ lần mỗi watt..."
........(Còn tiếp ...)
Vui lòng đọc tiếp đầy đủ trên ứng dụng truyện TYT (iOS, Android).
Trải nghiệm nghe truyện audio, tải truyện đọc offline, đặc biệt hoàn toàn miễn phí.
Trải nghiệm đọc truyện tuyệt vời trên ứng dụng TYT