“Con tiện nhân miệng loét nhà ngươi, ngày trước thì giả bệnh, hôm nay lại dám cắn ngược!”

“Con ta nay đã đỗ tú tài, bỏ đứa con buôn sa sút như ngươi, mà con ta còn cho ít ngân lượng về nhà đã là hết tình hết nghĩa lắm rồi! Thế mà ngươi còn dám ỷ ta già cả mà đập phá trả thù! Làm cái nhà này của ta tan nát! Mau trả lại bạc đây! Cái đồ gà mái không biết đẻ nhà ngươi! Xúi quẩy! Phụt!”

“Chút rương hòm hồi môn rách nát, vài cái hòm gỗ mục kia của ngươi, lão nương thèm mà ngó đến! Nhân lúc còn sớm thì cút nhanh cho khuất mắt, để lão nương đỡ phải mất công gọi người quẳng đống rác rưởi nghèo kiết hủ lậu này đi!” 

Nắng xuân ấm áp xuyên qua những tán liễu đung đưa, những khóm hoa dại bên bờ sông Tần Hoài cũng bung nở theo làn gió xuân, đây chính là kiểu thời tiết và hương thơm dễ chịu. Thế nhưng, xung quanh lại chẳng một ai có tâm trạng thưởng thức cảnh đẹp ấy, chỉ thấy rằng trong con hẻm chật hẹp, hàng xóm láng giềng chen chúc nhau hóng chuyện, giữa những tiếng chửi rủa the thé đầy giận dữ của mụ già, một chiếc xe lừa chở đầy đồ đạc chật vật lách qua đám đông mà đi.

Khuỷu tay Thẩm Miểu treo một tay nải nhỏ màu xanh, ngồi nghiêng trên xe lừa, tiếng mắng nhiếc sau lưng vẫn chưa dứt. Thấy người vây xem ngày một đông, nàng bèn cố ý rút ra một cái khăn tay, cặp mắt đào hoa lập tức rơi lệ lã chã. 

Nguyên chủ vốn đã có một dung mạo nhìn thấy là thương, lại vừa qua cơn bạo bệnh, càng thêm phần mong manh như cành liễu trước gió. Truyện được Team T he  Calantha edit và được đ ăng tải mi ễn phí duy nhất trên ứng dụng  TY T và web t ytnovel.

Người qua đường tụ tập bên ngoài không rõ đầu đuôi câu chuyện, thấy nàng mặc áo vải thô đã giặt đến bạc màu, tóc chỉ quấn khăn vải thô đơn giản, cài một cây trâm gỗ, vài sợi tóc mai rủ xuống khuôn mặt tái nhợt, hai hàng nước mắt không ngừng rơi, bị mụ già kia đuổi mắng suốt mà vẫn không dám cãi lại, chỉ run bần bật thì không khỏi sinh lòng xót xa. Có kẻ hiếu kỳ còn hỏi hàng xóm gần đó: “Trông dáng vẻ nương tử ấy cũng hiền lành, rốt cuộc là chuyện gì vậy?” 

Hàng xóm vốn đã thủ sẵn túi hạt dưa trong tay áo, nghe có người hỏi, bỗng chốc hào hứng kể lại: 

“Quan nhân không biết đó thôi, Vinh đại nương kia là lão quả phụ, dưới gối chỉ có một nhi tử đang đi học, vừa thi đỗ tú tài đã chê tức phụ cưới từ thời còn trẻ là Thẩm thị, ngại vì cha nương Thẩm thị đã mất hết, người ngợm yếu ớt bệnh tật, tướng tá không phải là kiểu nhiều con nhiều phúc, nên ngày thường hay bị hành hạ. Hôm nay nhân lúc Vinh đại lang đi học không về, mụ già đó quyết định đuổi nàng đi! Thẩm thị ngày xưa vốn nhẫn nhục chịu đựng, biết tin bị bỏ thì khóc lóc van xin suốt. Mấy ngày trước còn bị bệnh nặng, thế mà Vinh đại nương chẳng thèm mời thầy thuốc, chỉ sợ nàng bất tử. Ai ngờ, Thẩm thị mạng lớn, lại gắng gượng sống được! Ha! Ngươi đoán xem sau đó thế nào?”

Hàng xóm kia nói đến nỗi nước bọt văng tung tóe, chẳng chờ phản ứng của người hỏi chuyện đã tiếp tục thao thao bất tuyệt: 

“Sau khi đi dạo qua quỷ môn quan một lần, Thẩm thị ngu dốt đột nhiên đổi tính, chẳng còn vừa khóc vừa xin nữa. Trước đó không làm gì, lẳng lặng dưỡng bệnh mấy hôm, chờ đến khi có thể đi lại là tránh mặt Vinh đại nương, đi thẳng đến nha môn tìm một tụng sư làm chứng, muốn kiểm kê lấy lại của hồi môn của mình. Vinh đại nương kia nổi tiếng là keo kiệt, sao có thể cam tâm? Đang định làm ầm ĩ, ai ngờ Thẩm thị lại nhanh chân hơn, lăn ra đất vừa khóc vừa đập phá, làm nồi niêu xoong chảo của Vinh gia nát hết!” 

Vinh đại nương chua ngoa có tiếng, lại hay thích chiếm lợi của hàng xóm, nên có tiếng xấu trong ngõ nhỏ đó, giờ nói đến chuyện Vinh gia, ai cũng sẵn lòng dặm vài câu. Có người che miệng cười, nói: “Vinh đại nương cứ khăng khăng bảo Thẩm thị đã qua cửa 3 năm mà chẳng có con, nên mới hưu thê, đúng là nực cười! Vinh đại lang kia cả năm đọc sách ở học quán Minh Châu, một hai năm cũng chẳng về được một lần, mà cuối năm có về được một hai ngày thì cũng bị Vinh đại nương hỏi han ngày đêm, nhìn chằm chặp, là phu thê lại còn phân phòng ngủ riêng! Bọn ta còn đoán, có khi Thẩm thị vẫn còn là hoàng hoa khuê nữ đấy!” 

Một người khác thì lắc đầu nói: “Chưa hết đâu, phần lớn tiền học hành thi cử của Vinh đại lang đều từ của hồi môn của Thẩm thị. Nay Vinh đại lang đỗ đạt tú tài, thế mà lại muốn hưu thê tử tào khang, còn chẳng chịu trả lại của hồi môn. Vốn đang đuối lý, may sao Thẩm thị mời được tụng sư dẻo mồm lại thông thạo luật pháp, cuối cùng cũng lấy lại được phần của hồi môn còn lại. Nếu không bà bà ác ôn kia đã chẳng tức giận đến thế.” ( truyện trên app t.y.t )

Thì ra là vậy, đúng là đáng thương. Vị khách qua đường nhìn chiếc xe lừa ngày một xa dần, nghe vậy gật đầu liên tục, lại liếc mụ già mập mạp vẫn đang đứng chống nạnh chửi bới ở đầu hẻm, không khỏi khinh bỉ. 

Còn Thẩm Miểu đã bỏ ngoài tai mọi tiếng ồn ào náo nhiệt phía sau. Rời khỏi con hẻm đó, nàng nghiêng người dựa vào xe, trong đôi mắt đen tròn chẳng còn chút vẻ sầu thảm nào. Gương mặt vẫn còn vẻ bệnh tật của nàng nghiêng sang một bên, im lặng nhìn những con thuyền hoa lướt nhẹ cùng tiếng đàn trên sông Tần Hoài. Hai bên bờ sông, những cành liễu rủ xuống mặt nước. Trên bờ, quán rượu, quán trà san sát nhau, khách khứa ra vào tấp nập. Đúng là khung cảnh sầm uất, rực rỡ. 

Lặng lẽ nhìn lần cuối, đây là nơi mà nguyên chủ đã đánh đổi cả cuộc đời. 

“Thẩm nương tử, bến Nam Tân ngay phía trước rồi, ngươi cứ ngồi yên trên xe, ta đi tìm người khuân vác hành lý giúp ngươi.” Phu xe ghìm dây cương, quay đầu nói. 

Loại bà bà ác ôn tham lam nuốt trọn của hồi môn như Vinh đại nương, dù ở thời Tống, khi Nho giáo Trình - Chu chưa ăn sâu bén rễ, cũng chẳng phải nhiều. Phu xe mà nàng thuê gấp sáng nay rõ ràng đã nghe qua câu chuyện bi thương của nàng nên tỏ ra hết sức thương cảm, thậm chí còn chủ động lo liệu giúp nàng. Đuôi mắt Thẩm Miểu khẽ cong, giọng nói mềm mại cảm ơn: "Nô gia xin cảm ơn ân huệ này."

“Ấy, không cần cảm ơn đâu, ngươi cũng là người đáng thương.” 

Thẩm Miểu cũng không có ý định dừng lại ở Kim Lăng quá lâu. Từ lúc vừa xuyên đến đây, nàng đã quyết tâm phải thoát khỏi phu gia của nguyên chủ càng sớm càng tốt. Dù gì thì Vinh gia cũng chẳng phải là ổ vàng ổ bạc khó mà dứt nổi, chỉ là một cái hố lửa mà thôi! 

Vậy nên chuyện Vinh gia đòi hưu thê lại hợp ý nàng biết bao! Những ngày "dưỡng bệnh" trong phòng chứa củi, Thẩm Miểu đã cẩn thận lật lại ký ức của nguyên chủ nhiều lần, xác nhận rằng thời đại này có phần khác biệt so với triều Đại Tống mà nàng biết: Ngay từ thời Tống Thái Tổ, triều đình đã dùng vàng bạc chuộc lại mười sáu châu Yên Vân, hơn nữa, ngôi báu cũng không truyền theo lệ huynh mất đệ kế, Tống Thái Tông ở thời đại này lại là cháu đích tôn của Triệu Khuông Dẫn - Triệu Duy Chính.

Vì thế, Đại Tống này vô cùng phồn vinh và hùng mạnh. Dù vẫn còn họa ngoại xâm, nhưng chẳng hề có nỗi sỉ nhục Tĩnh Khang hay bi kịch Mãn Giang Hồng. Trong ký ức của nguyên chủ, thành Kim Lăng là nơi phồn hoa bậc nhất Giang Nam, việc buôn bán trao đổi hàng hóa vô cùng phát đạt, ruộng đất, vay mượn diễn ra nhộn nhịp, kéo theo vô số tranh chấp mua bán. Vì thế, nghề "tụng sư" cũng phổ biến chẳng kém gì quán trà hay quán rượu. Ở Kim Lăng thậm chí còn có tư thục chuyên dạy về pháp luật, gọi là "tụng học". Chính nhờ đó, Thẩm Miểu mới có thể dễ dàng mời được một vị tụng sư khi Vinh đại nương ra ngoài đánh bài.

*靖康耻: "Nhục nhã thời Tĩnh Khang" là một thuật ngữ lịch sử của Trung Quốc, chỉ sự kiện triều đại Bắc Tống bị quân Kim xâm lược và đánh bại vào năm 1127. Đây là một trong những biến cố lớn nhất trong lịch sử Trung Quốc, đánh dấu sự kết thúc của Bắc Tống và sự ra đời của triều đại Nam Tống.

*满江红: "Mãn Giang Hồng” là một bài từ nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc, được cho là do Nhạc Phi, danh tướng thời Nam Tống, sáng tác. Bài từ này thể hiện lòng yêu nước, căm thù quân xâm lược Kim và sự nuối tiếc vì chưa thể quét sạch kẻ thù để khôi phục giang sơn.

Hơn nữa, theo luật triều Tống, nếu một nữ tử bị hưu thê chứ không phải chủ động hưu phu thì sẽ không phải chịu phạt roi hay ngồi tù; có thể lấy lại của hồi môn mà không bị làm khó dễ; trái lại, nếu phu gia chiếm đoạt của hồi môn sẽ bị người đời khinh bỉ, dù có kiện lên quan phủ thì người tham lam như vậy cũng khó mà được thiên vị. Đã vậy, đương nhiên nàng sẽ không như nguyên chủ, chắc chắn phải lột được một lớp da của Vinh gia! 

Vinh đại lang là nhi tử nhu nhược của nương, mặc cho mẫu thân chà đạp thê tử. Trong ký ức của nguyên chủ, Vinh đại lang còn thường xuyên ngủ trong phòng của mẫu thân! Chẳng chịu làm ăn gì, nếu không cưới được nguyên chủ thì làm sao có thể sống nhàn nhã như vậy? Triều Tống có tục thách cưới cao, dù chỉ xuất thân từ một hộ tiểu thương, nhưng của hồi môn của nguyên chủ năm đó cũng lên đến trăm quan. 

Chỉ tiếc rằng nguyên chủ quá ngây thơ, không biết giữ của hồi môn trong tay, để Vinh gia phải nể sợ, lại còn ngoan ngoãn lấy ra cho Vinh đại lang đi học, lo liệu chi tiêu trong nhà, còn tận tâm phụng dưỡng con hổ cái là bà bà! Giờ đây, dù chỉ lấy lại được một phần mười, nhưng ít nhất cũng có 23 quan tiền, đủ cho nàng quay về Biện Kinh... Đúng vậy, nguyên chủ vốn là người Biện Kinh. 

Cha mẹ nguyên chủ mở “tiệm thang bính” ở Biện Kinh - hậu thế gọi là tiệm mì, làm ăn rất khấm khá. Ba năm trước, Vinh đại lang thi cử không đỗ, bèn đến Biện Kinh rải thơ tìm danh tiếng. Một lần ăn sáng tại thang bính Thẩm Ký, hắn ta bắt gặp nguyên chủ, động lòng trước vẻ đẹp thanh tú dù chỉ mặc áo vải thô của nàng, rồi từ đó mới quen biết. Nhưng Thẩm Miểu cảm thấy hắn ta có ý khác, có lẽ nhắm vào của hồi môn hậu hĩnh của Thẩm gia. 

Lật lại ký ức một lần nữa, quả nhiên suy đoán của mình là đúng. 

Trông tướng mạo của Vinh đại lang cũng đường hoàng, ăn nói trơn tru dối gạt Thẩm gia, tin rằng hắn ta có tài nhưng không gặp thời, là Văn Khúc tinh giáng thế, gả nữ nhi cho thật. Ai ngờ, nguyên chủ vừa được gả đến Kim Lăng xa xôi được nửa năm, một ngày nọ, cha nương Thẩm gia đánh xe ra ngoại thành mua rau gạo, bị một tên công tử quyền quý mặc áo lụa phóng ngựa đâm chết ngay trên đường phố. 

Nguyên chủ chạy về Biện Kinh lo liệu hậu sự, còn phải chăm sóc đệ muội thơ dại. Ba năm trước, Thẩm đại đệ mới bảy tuổi, tiểu muội mới lên bốn, vẫn là hai đứa trẻ chưa hiểu sự đời đã đột ngột mất đi sự bảo vệ của cha nương. Nàng vốn định đưa đệ muội về Kim Lăng, nhưng Vinh gia không chấp nhận, bà bà thì quắc mắt trừng nàng, còn Vinh đại lang chỉ cúi đầu không nói gì. 

Sau đó, nguyên chủ tự tìm cho mình rất nhiều lý do, có lẽ vì thân bất do kỷ, hơn nữa đệ đệ đã học vỡ lòng ở Biện Kinh, không tiện chuyển đi, cuối cùng đành gửi đệ muội cho nhà bá phụ, rồi tìm người cho thuê lại tiệm thang bính của nhà, số tiền thuê mỗi tháng đều gửi hết về cho bá phụ để nuôi hai đứa. 

Nhưng ngày vui ngắn chẳng tày gang, hai tháng trước, bá mẫu Thẩm gia gửi thư than phiền rằng, người thuê tiệm Thẩm Ký làm việc bất cẩn khi dùng lửa, phải dập lửa suốt đêm, dù không cháy to nhưng cũng thiêu rụi cửa tiệm. Gã đó sợ bị Thẩm gia truy cứu nên đã ôm đồ bỏ trốn ngay trong đêm. Giờ đây, tiệm đó chỉ còn là một đống hoang tàn, không ai dám thuê lại, liên tục hối nguyên chủ gửi tiền về. 

Nguyên chủ lại nảy ra ý định đón đệ muội về Kim Lăng, mà đây cũng chính là lý do khiến Vinh đại nương quyết tâm đuổi nhi tử ra khỏi nhà: Của hồi môn của nàng đã gần kiệt, lại sắp mang theo hai của nợ, đúng lúc nhi tử có công danh tú tài, sao không tranh thủ cưới một nàng dâu mới có của hồi môn hậu hĩnh hơn chứ?

Nghe đâu Vinh đại lang đã lọt vào mắt xanh của Trịnh học dụ ở học phủ Minh Châu, dưới gối Trịnh học dụ có một ái nữ đang tuổi thành thân. Vinh đại lang giờ đây ra sức nịnh nọt Trịnh gia, suốt nửa năm trời chưa thèm về nhà, chắc đang chờ nguyên chủ chết dần chết mòn rồi đường hoàng cưới nàng dâu mới.

Thẩm Miểu vừa lo liệu chuyện của hồi môn với tụng sư, vừa suy tính, rất nhanh đã nghĩ được sau khi thoát khỏi Vinh gia sẽ làm gì: Nàng nghĩ tới thân thế của nguyên chủ, chợt nhận ra rời khỏi Kim Lăng, quay về Biện Kinh sinh sống là một hướng đi không tệ. Hơn nữa, nhà nguyên chủ vốn làm ăn quán xá, lại rất hợp với chuyên môn kiếp trước của nàng. 

Chuyện này chẳng phải là trùng hợp quá à? Đời trước, ba đời nhà nàng đều là đầu bếp! 

Huống hồ, hai đệ muội ruột thịt của nguyên chủ vẫn đang ăn nhờ ở đậu ở Biện Kinh. Thẩm Miểu cũng không ngốc nghếch như nguyên chủ, đọc thư kia cũng biết bá mẫu chẳng phải là người dễ sống chung. Biện Kinh tấc đất tấc vàng, tiền cho thuê cửa tiệm chắc chắn không ít, đã nhận ba năm tiền thuê mà vẫn cứ thúc giục, không biết hai đứa trẻ kia giờ ra sao. 

Nếu đã chiếm thân xác người ta, ít nhất cũng phải chăm sóc tốt cho thân nhân còn lại của nàng ấy, đâu thể làm ngơ được. 

Lúc nàng còn đang suy nghĩ miên man, phu xe cuối cùng cũng gọi được khuân vác, còn nhiệt tình giúp nàng mặc cả, cuối cùng nàng cũng có thể lên thuyền về phía Bắc. 

Trải nghiệm đọc truyện tuyệt vời trên ứng dụng TYT

Download on the App Store Tải nội dung trên Google Play