Chưởng quỹ thấy nàng hỏi thăm chuyện bút mực thì hơi ngạc nhiên, nhưng vẫn chỉ cho: "Phải đi tới huyện học Nguyên bên cạnh, bên ấy có cửa hàng bút mực."
Tại sao lại gọi là huyện học Nguyên, bởi vì huyện học huyện Kỳ Dương mở ra được vài năm theo lệnh của Tiên hoàng, rồi sau đó Tiên hoàng hạ lệnh bãi bỏ, đến giờ lại ra chiếu lệnh mở lại châu huyện hương học, chỉ là lệnh ban ra còn chưa thực hiện nên huyện Kỳ Dương vẫn chưa dạy học trở lại.
Do đó mà con em của gia đình giàu có trong huyện hiện giờ muốn đọc sách biết chữ thì phải tự học ở nhà, không thì tìm các trường tư thục.
Tang La cảm ơn chưởng quỹ rồi dẫn hai đứa trẻ ra khỏi cửa tiệm may, đi về địa điểm cũ của huyện học.
Nàng có ký ức của nguyên thân, với xuất thân của nguyên thân thì không cần phải tự ra ngoài mua bút mực, mọi chuyện đã có người hầu làm cho, hoặc là có cha huynh chọn cho, nhưng đối với một số việc thông thường thì nguyên thân vẫn biết, ví dụ như cái gọi là cửa hàng bút mực ở những nơi nhỏ bé đa phần không phải chuyên bán bút mực mà bán cả nhang đèn tạp hóa.
Không sai, trước triều Đại Càn, phân chia giai cấp xã hội cực kỳ rõ ràng, văn nhân ở trong một tầng lớp đặc biệt, bách tính bình thường được học hành biết chữ vô cùng ít ỏi, cho dù đến triều Đại Càn Hoàng đế đã hạ chiếu mở trường dạy học nhưng vì thời gian trường học mở ra không được dài lại đứt gánh giữa đường, nên tình trạng như thế chưa cải thiện được bao nhiêu.
Thế nên ngoại trừ những nơi như châu phủ hoặc kinh đô ra thì lượng tiêu thụ giấy bút của dân thường ở những quận huyện phía dưới cực kỳ ít, do đó mà không có những cửa tiệm chuyên bán bút giấy mực, đương nhiên là cũng không có hiệu sách.

........(Còn tiếp ...)

Vui lòng đọc tiếp đầy đủ trên ứng dụng truyện TYT (iOS, Android).
Trải nghiệm nghe truyện audio, tải truyện đọc offline, đặc biệt hoàn toàn miễn phí.

Trải nghiệm đọc truyện tuyệt vời trên ứng dụng TYT

Download on the App Store Tải nội dung trên Google Play