“…… Bất dĩ văn hại từ, bất dĩ từ hại chí, dĩ ý nghịch chí.” (đừng đem ý nghĩa cụ thể ghi trong tự điển của từng chữ ra để giải thích ý nghĩa chung của một tổ hợp từ, cũng đừng đem ý nghĩa (đen) của một đoạn
văn nào đó gán bừa cho là ý định, ý đồ (chí) của tác giả khi sáng tác – Nguyên tắc giải thích Kinh Thi của Mạnh Tử – tapchitriet.com)
Người giảng bài hôm nay là giáo dụ, cũng là người có học vấn tốt nhất trong cả huyện vì thế tú tài và đồng sinh chen đầy trong phòng.
Giáo dụ giải thích ý nghĩa đơn giản một lần, sau đó đặt trọng điểm ở “dĩ ý nghịch chí” và giảng sâu hơn theo hướng ra đề khi thi kinh nghĩa.
Thầy giáo tốt sẽ giảng càng tinh tế, toàn diện và có tác dụng cực lớn với học sinh. Vì thế Tần Ngộ chăm chú lắng nghe, tay phải ghi chú theo quán tính.
Giáo dụ nhấn mạnh một chữ “Ý”. Đừng xem thường một chữ này, bởi khi làm đề kinh nghĩa thì nó đủ để người ta viết ra hoa lá cành. Tới giờ miễn cưỡng chia làm hai phe, một nói đó là ý của tác giả, một bên khác nói là ý của người thời nay. Nói cho dễ hiểu tức là người thời nay đọc một áng văn chương sẽ dùng bối cảnh và tư tưởng hiện tại để giải thích những áng văng chương trước kia.
Giáo dụ giảng giải đến cuối cùng lại thoáng nhấn mạnh ảnh hưởng lớn của nhóm thứ hai. Có lẽ ông ấy đang ngầm ám chỉ các học sinh sau này có gặp phải đề tương tự trong kỳ thi hãy chọn ý kiến thứ hai để trả lời.

........(Còn tiếp ...)

Vui lòng đọc tiếp đầy đủ trên ứng dụng truyện TYT (iOS, Android).
Trải nghiệm nghe truyện audio, tải truyện đọc offline, đặc biệt hoàn toàn miễn phí.

Trải nghiệm đọc truyện tuyệt vời trên ứng dụng TYT

Download on the App Store Tải nội dung trên Google Play