๑ ๑ ๑ ۩ ۩ ۞ ۩ ۩ ๑ ๑ ๑

Đòn đá ngón chân âm hiểm cuối cùng, tấm thép trước ngực, tất nhiên là kết

quả tu luyện qua việc Ngũ Trúc thúc liên tục đánh đập từ nhỏ, tiểu thủ đoạn mà

Phạm Nhàn đã dựa vào để thành danh. Còn điều thúc đẩy những kỹ năng thần

diệu ấy kết hợp lại, chính là chân khí bá đạo mà Phạm Nhàn đã miệt mài tu

luyện hơn hai mươi năm, đã trở thành một phần trong cơ thể.

Thiên hạ có tứ đại tông sư cộng thêm một người mù, toàn bộ võ đạo tuyệt

đỉnh trên thế gian đều được thể hiện trên người Phạm Nhàn. Trên đời này cũng

chỉ có Phạm Nhàn may mắn có được cơ hội học hỏi nhiều bản lĩnh tinh diệu

như vậy. Nói cách khác, chính các cao thủ đã chết hay rời đi đã đặt hy vọng

cuối cùng chống lại Khánh Đế lên vai Phạm Nhàn, nên y mới có thể chiến đấu

công bằng với Hoàng đế ngày hôm nay.

Có điều, ngay cả ba đòn thế liên hoàn tích lũy bao lâu nay, tuyệt học vô địch

của các Đại tông sư, trước mặt Hoàng đế vẫn chẳng có chút lợi thế nào. Từ đầu

đến cuối, Hoàng đế chỉ lùi một bước, ra hai ngón tay, đánh một quyền đã đánh

trọng thương Phạm Nhàn. Khoảng cách này, làm sao khổ luyện có thể rút ngắn

được?

Cường giả cửu phẩm đã là cực kỳ hiếm thấy trên thế gian này, với công phu

hiện tại của Phạm Nhàn, dù có đi khắp thiên hạ cũng khó tìm đối thủ, nhưng khi

đối đầu với một Đại tông sư, chẳng ai nghĩ cường giả cửu phẩm có khả năng

thách đấu vượt cấp.

Hôm nay giữa gió tuyết, Phạm Nhàn có thể ép Hoàng đế bệ hạ lui một bước,

và sống sót dưới một quyền của ngài, điều đó đủ để khiến thiên hạ kinh ngạc, đủ

khiến y tự hào.

Phạm Nhàn ho ra máu, cởi chiếc giày còn lại, chân trần đứng trên tuyết

lạnh, mắt híp lại, trong mắt lóe lên hào khí và niềm tin chưa từng có. Cảm xúc

giữa thất bại ấy không phải vì y đẩy lùi được Hoàng đế, cũng không phải vì còn

sống sót, mà là do trong lòng bình tĩnh, y tự khẳng định điều gì đó.

... Bệ hạ đã già rồi.

o O o

Trong bảy ngày bế quan ở Phạm phủ, ngoài việc cân nhắc những mưu kế

tâm lý, bảo vệ người mình quan tâm, điều Phạm Nhàn suy nghĩ nhiều nhất là

thực lực thật sự của Hoàng đế hiện tại. Cảnh giới Đại tông sư rốt cuộc là thế

nào? Phạm Nhàn từng thấy Diệp Lưu Vân, Tứ Cố Kiếm ra tay, nhưng khác biệt

quá lớn, nếu Đại tông sư được gọi là thâm sâu khó lường, vậy làm sao đánh giá

chính xác thực lực của Hoàng đế?

May mà lúc ở Đông Di thành, trước khi Tứ Cố Kiếm từ trần, vị Đại tông sư

này đã từng bàn luận với Phạm Nhàn rất lâu về cảnh giới của Khánh Đế và rút

ra được một phán đoán tuy hơi mơ hồ nhưng rất gần với thực tế.

Tu vi của Khánh Đế đại thành chính là lúc bắc phạt năm ấy, chân khí bá đạo

trong người vượt quá giới hạn, làm rách tung hết các kinh mạch trong cơ thể,

khiến ngài trở thành phế nhân. Không hiểu sao, không những bệ hạ không hề

hấn gì mà còn trở thành Đại tông sư thứ tư trên giang hồ.

Kinh mạch trong người Phạm Nhàn cũng từng bị nổ tung, nhờ sự trợ giúp

của Hải Đường Đóa Đóa, nhờ pháp môn tự nhiên của Thiên Nhất đạo mà may

mắn chữa lành được. Nhưng hồi đó bệ hạ đã sống sót như thế nào?

Tứ Cố Kiếm từng giao đấu với Khánh Đế trên Đại Đông sơn, lão đã kể lại

cho Phạm Nhàn nghe phán đoán của mình. Hiện giờ trong người Khánh Đế

không còn kinh mạch như người bình thường nữa mà cả cơ thể đã hóa thành

một đường thông suốt. Chân khí chạy trong cơ thể không hề bị trở ngại, xuất

nhập khí nhanh đến mức khiến người ta phải ngạc nhiên, hơn nữa không còn bị

giới hạn bởi kinh mạch, chân khí bá đạo trong người Khánh Đế có thể tích lũy

liên tục vô hạn lượng, cho đến một cảnh giới mà con người không dám mơ ước.

Mỗi Đại tông sư đều có cách riêng để đột phá cảnh giới, có người nhờ cảm

nhận gần gũi với trời đất, có người nhờ tâm ý lạnh lùng coi trời đất như không.

Còn Khánh Đế thì hoàn toàn khác, không đi theo cách tự vấn nội tâm mà chỉ cứ

mãnh liệt nâng cao công lực, biến chân khí bá đạo trong mình thành đại dương,

dùng lượng biến dẫn đến chất biến.

Đó chính là thực lực kinh khủng nhất của Khánh Đế. Chỉ nhờ lượng chân

khí vô hạn trong người và tốc độ xuất nhập khí phi thường, nên năm xưa trên

Đại Đông sơn Người mới có thể dùng một ngón tay chuyển nửa hồ chân khí đã

tu luyện hàng chục năm vào cơ thể Khổ Hà đại sư, khiến túi da đó căng nát.

Nếu thực sự xác định được thực chất cảnh giới Đại tông sư của Khánh Đế,

sẽ có một vấn đề rất đáng suy ngẫm. Khánh Đế tích lũy chân khí bá đạo hàng

chục năm, chuyển nửa vào Khổ Hà là cực kỳ lãng phí để giết một Đại tông sư,

nhưng mất mát một nửa lượng chân khí đó, e rằng Khánh Đế phải mất rất nhiều

năm mới bù đắp lại được.

Trải nghiệm đọc truyện tuyệt vời trên ứng dụng TYT

Download on the App Store Tải nội dung trên Google Play